Việt Nam đang ngày càng mở cửa ra thị trường quốc tế với các hiệp định thương mại liên tục được thông qua trong những năm gần đây. Các cột mốc có thể kể đến:

  1. Năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
  2. Các FTA (Free Trade Agreements) đã ký kết:
    1. Ngày 28/1/1992 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
    2. Ngày 4/11/2002 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
    3. Ngày 8/10/2003 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –  Ấn Độ
    4. Ngày 8/10/2003 Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
    5. Ngày 13/12/2005 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc
    6. Ngày 25/12/2008 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
    7. Ngày 27/2/2009 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc / New Zealand
    8. Ngày 11/11/2011 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chilê
    9. Ngày 5/5/2015 Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc
    10. Ngày 29/5/2015 Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu
  3. Ngày 4/2/2016 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết mặc dù có sự rút ra của Mỹ.

Việc giao thương quốc tế dần trở thành chìa khóa thành công của các công ty Việt Nam có tham vọng, đang tìm kiếm những cơ hội mở rộng thị trường, ổn định doanh thu.

Đặc biệt các công ty vừa và nhỏ, nếu có thể xuất khẩu hàng hóa của mình qua các thị trường mới thành công, sẽ tìm kiếm được doanh thu và lợi nhuận mới, nhờ sự khác biệt về giá trị sản phẩm, giá trị sức lao động tại các thị trường này.

Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các công ty cần tìm hiểu môi trường kinh doanh nước sở tại, hoặc liên kết với một công ty ở đây, để hai bên có thể phát huy được các điểm mạnh của mình. Ví dụ các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ… với quy trình gia công hàng hóa, nhân sự giá tốt có thể kết hợp với các công ty mạnh về thiết kế, ý tưởng tại Mỹ, Pháp, Ý, Đan Mạch…

Ngoài các kênh vận chuyển truyền thống qua vận tải đường biển, đường không và đường bộ. Hiện nay, các công ty vừa và nhỏ vẫn có thể bán hàng sang nước ngoài qua các kênh như Amazon, Alibaba, Ebay… với các dịch vụ chuyển hàng toàn cầu như FedEx, DHL.

Bài toán đặt ra cho các công ty có nhu cầu mở rộng giao thương quốc tế là việc tìm kiếm đối tác, và đối tác tìm kiếm mình. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin về giao thương quốc tế trên trang web http://www.vietrade.gov.vn của Bộ Công Thương. Thêm vào đó, để hình ảnh công ty uy tín, dễ tiếp cận với đối tác quốc tế, công ty có thể xây dựng website với ngôn ngữ Tiếng Anh (hoặc theo ngôn ngữ của thị trường quốc gia công ty hướng đến. Website cần thực sự chuyên nghiệp về hình ảnh, nội dung, nhấn mạnh được điểm mạnh của công ty, thái độ thiện chí của công ty khi hợp tác. Cùng lúc, chúng ta thực hiện online marketing cho website, hướng đến các đối tác mục tiêu. Như vậy, công ty hoàn toàn có thể tiếp cận được với thị trường mới và tăng cường giao thương quốc tế giúp ổn định và phát triển doanh thu công ty.

Nắm bắt được nhu cầu giao thương quốc tế của quý doanh nghiệp, G-Online đưa ra dịch vụ chăm sóc website nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình cập nhật thông tin công ty, các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc website còn hỗ trợ quý doanh nghiệp trong quá trình theo dõi, bảo trì các phần mềm hiện có. Quý khách có thể liên hệ email contact@logsik.com hoặc điện thoại đến 02866 809 879 để được tư vấn về dịch vụ.

Chúc quý khách đạt được nhiều thành công trong quá trình mở rộng giao thương quốc tế cho doanh nghiệp mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *